Rùng mình trước phẩm màu nhân tạo

Việc sử dụng thực phẩm chứa phẩm màu tổng hợp và chất bảo quản nhân tạo lâu dài có những nguy hại cho sức khỏe, như: gây mầm bệnh u não, ung thư bàng quang, dị ứng, hen suyễn…

Phẩm màu nhân tạo
Phẩm màu nhân tạo, màu tổng hơp, phẩm màu tổng hợp

Không có giá trị dinh dưỡng

Theo Bộ Y tế, phẩm màu thực phẩm hiện có 2 loại chính: tự nhiên và tổng hợp. Phẩm màu tự nhiên được làm từ động vật, thực vật (củ nghệ, lá cây, côn trùng…), có độ bền kém, phải dùng với lượng lớn và giá thành khá cao. Phẩm màu tổng hợp được tạo ra bằng các phản ứng hóa học, có độ bền cao, dễ sử dụng và giá rẻ nên được các nhà chế biến thực phẩm ưa chuộng hơn. Tuy nhiên, phẩm màu tổng hợp chỉ được xem là an toàn trong một giới hạn sử dụng nào đó.

Thạc sĩ-bác sĩ Huỳnh Văn Tú, Trưởng Khoa An toàn vệ sinh Viện Vệ sinh Y tế công cộng TPHCM, cho biết phẩm màu tổng hợp chỉ làm cho sản phẩm bắt mắt, gây chú ý với người mua chứ hoàn toàn không có giá trị về dinh dưỡng khi đưa vào cơ thể. Do rất đa dạng về màu sắc, chủng loại nên chúng là một trong những nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều ngành công nghiệp như thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm… “Hầu như tất cả những loại thức ăn phổ biến hiện nay đều được nhuộm màu thực phẩm”- ông Tú nói.

Cũng theo bác sĩ Tú, các phẩm màu tổng hợp phổ biến được các cơ sở sản xuất thường dùng trong chế biến thực phẩm gồm: Xanh Brilliant- E133(sử dụng trong sữa, thạch, xi-rô, đồ uống, kẹo, gia vị; đã bị cấm ở nhiều nước); erythrosine – Red No.3 (làm kẹo, bánh nướng, gia vị, thực phẩm ăn nhẹ; đã bị cấm ở Mỹ và một số nước khác); Đỏ allura-E129 (dùng trong thực phẩm ăn nhẹ, gia vị, nước uống không cồn; có thể gây ra ung thư ở động vật và dị ứng; gây hen suyễn, viêm mũi, chứng hiếu động thái quá ở người); tartrazine – E102 (ngũ cốc, gia vị, mứt, thực phẩm ăn nhanh, mì gói, xúp, bột nước giải khát, bánh kẹo; đã bị cấm ở một số nước)… 

Khó kiểm soát

Theo tiến sĩ Phan Thế Đồng, Trưởng Khoa Công nghệ thực phẩm Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, thật khó để phân biệt các loại thực phẩm chế biến đã sử dụng phẩm màu tự nhiên hay tổng hợp, ngay cả với người có chuyên môn, kinh nghiệm kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm. Với các loại thực phẩm thường ngày hiện nay như heo quay, vịt quay; các loại trái cây, củ ngâm; nước giải khát…  cũng khó xác định người ta đã dùng loại gì để chế biến.  “Tất cả chỉ trông chờ lương tâm, uy tín của nhà sản xuất”- tiến sĩ Đồng nói.

Những nghiên cứu được công bố gần đây cho thấy việc sử dụng phẩm màu tổng hợp lâu dài có những nguy hại cho sức khỏe con người, trong đó nổi bật là mầm bệnh u não, ung thư bàng quang, tinh hoàn, tuyến giáp, tuyến thượng thận, dị ứng, hen suyễn… Chúng có khả năng sinh ung thư, độc tính trên gien (tổn thương di truyền ADN, nhiễm sắc thể…), độc tính thần kinh (gây chứng hiếu động thái quá, suy giảm khả năng học tập, bốc đồng, giận dữ, thay đổi hành vi cả trẻ em và người trưởng thành).

Theo Người lao động

Theo Bộ Y tế, trong danh mục tiêu chuẩn đối với lương thực, thực phẩm, chỉ cho phép sử dụng 21 phẩm màu, trong đó 11 loại tự nhiên và 10 loại tổng hợp. Những loại phẩm màu này được coi là không gây độc hại cho sức khỏe người tiêu dùng nhưng phải sử dụng dưới giới hạn cho phép. Tuy nhiên đã là hoá chất thì tốt nhất là nên tránh, tác hại của những loại phẩm màu nhân tạo này không được nhìn thấy ngay lập tức nhưng về lâu về dài chúng có thể đe doạ tính mạng. 

Tại các nước phát triển các phẩm màu tổng hợp (nhân tạo) đã bị cấm sử dụng, tại Châu Âu nhà sản xuất phải ghi rõ tác dụng phụ của chúng lên bao bì, còn tại Việt Nam, đây vẫn là điều còn khá mới mẻ và ít được quan tâm trong khi Việt Nam lại là quốc gia có tỷ lệ người mắc ung thư cao nhất Thế Giới. Hơn ai hết người tiêu dùng hãy tự bảo vệ mình bằng việc thu thập thông tin, sử dụng những "sản phẩm tự nhiên và chiết xuất từ thiên nhiên", những sản phẩm chỉ sử dụng chất bảo quản tự nhiên an toàn và thân thiện với sức khoẻ.

Tin tức khác