Cách để GenZ phát triển nhanh nhất chính là trao quyền, đúng hay sai? Trao quyền cho nhân viên mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Để giảm thiểu việc nhân sự dù đã được trao quyền vẫn tìm đến cấp trên để mong đợi rằng sếp sẽ chỉ dẫn từng bước để hoàn thành công việc, các sếp hãy hướng dẫn, cung cấp các công cụ liên quan nhiệm vụ mà nhân viên đó sắp phải thực thi, tránh bỡ ngỡ khi đưa ra quyết định. 

Cùng với chủ đề bàn luận về nhân viên Gen Z, ông Nguyễn Trung Dũng - Chủ tịch HĐQT - Tổng giám đốc công ty CP Dh Foods cho rằng cách để các bạn GenZ học nhanh nhất chính là trao quyền cho các bạn. 

"Mình nghĩ là đối với các bạn trẻ chúng ta phải có niềm tin và sẵn sàng trao quyền quyết định. Mình vẫn nói là ai cũng có thể sai, anh cũng từng sai nhiều nên tụi em sai là chuyện rất bình thường. Sai thì mình sửa, mình cùng làm, không bao giờ đặt vấn đề không thể làm sai. Cho nên là cái mà để các bạn học nhanh nhất chính là trao quyền cho các bạn."

Bạn nghĩ sao về quan điểm trên? 

Qua các chia sẻ về phong cách quản trị lâu nay của ông chủ Dh Foods, dễ dàng nhận thấy rằng ông là một người Sếp có tư tưởng khá thoáng trong việc quản lý nhân sự. Ông nhiều lần tiết lộ rằng doanh nghiệp của ông không áp doanh số với nhân viên.

Theo ông, các bạn quản lý của Dh Foods có đặt doanh số mục tiêu cho nhóm sale đi trực tiếp gặp khách hàng nhưng cuối tháng luôn điều chỉnh để các bạn sale đạt số. Doanh số mục tiêu ở đây là doanh số mong muốn chứ không phải doanh số áp đặt, vì vậy cuối tháng nếu sale không đạt thì bạn phụ trách sẽ cùng ngồi bàn và điều chỉnh lại con số đúng với những gì sale đã thực hiện được. Tuy vậy, CEO Nguyễn Trung Dũng chưa bao giờ mình áp số với các phòng ban này. Ông cũng đồng tình với quan điểm KPI có thể giết chết công ty chỉ trong vòng 1 tháng, một quan điểm của Chủ tịch Baidu gửi đến toàn thể nhân viên công ty trong một tâm thư vào năm ngoái. 

Từ việc CEO Nguyễn Trung Dũng cho rằng Sếp phải trao quyền quyết định cho nhân viên, vậy đâu là cách trao quyền hiệu quả?

Trao quyền cho nhân viên hiểu đơn giản là cho phép nhân viên của công ty hành động và đưa ra quyết định, đảm bảo phù hợp với mục tiêu của công ty. Việc được trao quyền được quyết định trong công việc cũng giúp nhân viên có động lực hơn khi làm việc, tăng mức độ hài lòng với công ty và hiệu suất công việc cũng theo đà tăng lên. Theo ghi nhận, nhiều doanh nghiệp cũng đang áp dụng phương pháp này.

Trao quyền bằng sự tin tưởng

Việc trao quyền này có thể thiết lập thành văn hóa doanh nghiệp hoàn toàn. Công ty cần gia tăng sự tin tưởng, giao tiếp rõ ràng và ủy quyền chiến lược cho nhân viên. Nếu chỉ ủy quyền với mục đích hoàn thành công việc nặng nhọc giúp người quản lý hay cấp trên, thì sẽ mang lại tác dụng ngược, không thể tạo động lực thúc đẩy nhân viên. Từ đó, nhân viên có thể sẽ hoàn thành một cách đối phó, không có trách nhiệm. 

Để giải quyết vấn đề trên, các sếp hãy ủy thác công việc với mục đích là tạo cơ hội cho nhân viên phát triển năng lực cá nhân, đóng góp ý kiến, chủ động đưa ra quyền quyết định trong các dự án quan trọng của công ty. 

 

Tin tức khác