Bên cạnh Mắc Khén, hạt Dổi từ lâu đã là loại hạt gia vị được sử dụng bởi người dân vùng miền Tây Bắc. Hạt dổi nổi bật bởi hương vị độc đáo, khó quên. Ngày nay, không gói gọn trong cộng đồng người bản địa, hạt dổi đang dần phổ biến hơn. Tuy nhiên, loại gia vị đặc biệt này cũng gây không ít bối rối về cách chế biến đối với người mới sử dụng.
Bên cạnh vì hương vị nổi trội, bởi những khó khăn trong việc nuôi trồng và thu hoạch, hạt dổi trở nên khan hiếm và đắt đỏ. Vì thế, nhiều người ví loại gia vị này như vàng đen của núi rừng Tây Bắc.
Để có thể cho quả lấy hạt, cây dổi mất 5 năm để phát triển. Tuy nhiên, phải có tuổi đời trên 10 năm, cây mới có thể sản sinh lượng hạt ổn định từ 3kg trở lên. Những cây dổi mới lớn chỉ có thể cung cấp từ 0,5kg - 0,7kg.
Ngoài ra, dổi là loài thân gỗ thẳng đứng, cao 15-20m, ít cành. Việc hái lượm diễn ra khó khăn. Để thu hoạch dổi, thường giao cho những người bản địa giỏi leo trèo thực hiện, hoặc chờ cho dổi chín rụng xuống thì tiến hành thu gom.
<Ảnh 1>
Điểm đặc biệt nhất của hạt dổi nằm ở chính hương vị đặc trưng. Khác với các gia vị phổ biến trong bữa cơm gia đình Việt (hành, tỏi, tiêu,...), mùi hương của hạt dổi rất riêng biệt, khó trộn lẫn. Mùi hạt dổi nướng thơm ngạt ngào pha chút hăng nhè nhẹ, vị cay cay. Món ớt giấm măng chua ngâm hạt dổi từng là quý thực tiến vua đã nói lên giá trị đặc biệt của loại hạt này.
Hạt dổi nên sử dụng đến đâu chế biến đến đấy. Số lượng hạt được khuyến nghị là 1, 3, 5, 7 hạt cho một lần sử dụng. Phần còn lại bảo quản nơi khô ráo cho lần dùng sau.
Cách chế biến hạt dổi tốt nhất là nướng hạt trên than hoa đỏ hoặc bếp ga lửa nhỏ. Việc rang trên chảo nóng sẽ không làm hạt nở và đạt tối đa mùi thơm. Sau khi nướng, đem hạt giã hoặc xay thành bột và sử dụng cùng các nguyên liệu khác.
Các thức chấm được pha từ hạt dổi đặc biệt thích hợp khi thưởng thức cùng các món luộc như thịt lợn, lòng, dồi, vịt, gà,...
Chẩm chéo: là gia vị chấm được làm từ Mắc khén, hạt dổi, muối, ớt, tỏi, gừng và rau thơm tùy chỉnh dựa vào sở thích/loại chẩm chế biến. Đây là công thức gia vị chấm có phần phức tạp, cầu kỳ hơn, phổ biến trong cộng đồng người Thái đen.
Chẩm: Cách pha thức chấm này sử dụng nguyên liệu đơn giản hơn Chẩm Chéo, được người Thái trắng thường xuyên áp dụng. Chẩm bao gồm: Hạt Dổi - Mắc Khén - Bột Canh - Ớt tươi trộn đều với tỷ lệ tương đồng nhau, tạo nên hỗn hợp cay, bùi, đặc trưng của Tây Bắc.
Muối trộn hạt dổi: Muối sau khi rang vàng, trộn đều với hạt dổi đã giã mịn, cho ra thức chấm đơn giản, dễ làm nhưng vẫn đảm bảo tròn trịa về cả hương và vị (có thể thay thế muối rang bằng bột canh).
Thịt gác bếp & lạp xưởng: Hương vị món ăn truyền thống Tây Bắc luôn ấn tượng khó quên. Bí quyết nằm ở gia vị hạt dổi và mắc khén mà các đồng bào dân tộc thiểu số đã khéo léo nêm nếm cùng. Lưu ý: với thịt lợn gác bếp, tuyệt đối không ướp cùng hạt dổi (chỉ ướp với mắc khén). Các loại thịt trâu/bò có thể ướp cùng hạt dổi.
Thịt nướng, cá nướng: Cá thịt nướng kiểu Tây Bắc thường được tẩm ướp với mắc khén. Tuy nhiên, món ăn sẽ được nâng tầm nếu thêm hạt dổi vào gia vị ướp. Với đặc tính càng nướng càng dậy mùi, hạt dổi sẽ làm món ăn thơm nồng và hấp dẫn hơn rất nhiều.
Với tác dụng dược tính tốt cho hệ tiêu hóa, phòng tránh các bệnh đường ruột như tiêu chảy, khó tiêu. Hạt dổi điều hòa tính gắt của các loại tiết canh, giúp thực khách êm bụng và bớt lo lắng hơn khi thưởng thức. Ngoài ra, hạt dổi cũng mang lại một mùi vị mới lạ cho món ăn này. Tuy nhiên, tiết canh vẫn là món được khuyến nghị y tế không nên ăn quá nhiều đề phòng các tác nhân gây bệnh dễ lây nhiễm qua món ăn đường phố quen thuộc này.
Không còn gói gọn ở vùng Tây Bắc, hạt dổi ngày càng được phổ biến đối với ẩm thực Việt. Được chọn lọc kỹ càng, 100% nguyên chất từ vùng núi tỉnh Hòa Bình. An tâm mua sắm với NATURAL Hạt Dổi Dh Foods ở gian hàng Dh Foods tại Tiki: Tại đây